Các xét nghiệm cần làm trước khi tiêm phòng vacxin viêm gan B

Việt Nam là vùng dịch tễ lưu hành của viêm gan siêu vi B nên khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Do vậy, nhằm bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm virus, mọi người cần có kháng thể chống lại virus HBV với nồng độ trong máu ở mức đủ khả năng bảo vệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của văcxin viêm gan B đạt đến 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mãn tính của nó. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn kiến thức về các xét nghiệm cần làm trước khi tiêm phòng vacxin viêm gan B.

CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG VACXIN VIÊM GAN B

Thông thường, trước khi tiêm văcxin viêm gan B, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B. Cụ thể là:

HBsAg để tìm kháng nguyên bề mặt của virus (HBV - surface Antigen).

AntiHBs (hay HBsAb) để tìm kháng thể kháng nguyên bề mặt của virus (HBV surface Antibody).

AntiHBc để tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi của virus (HBV core antibody).
Kết quả:

Nếu HBsAg dương tính tức là đang nhiễm virus (cấp hay mạn tính) thì không có chỉ định tiêm văcxin.

Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc âm tính: Người này đã miễn dịch nhờ tiêm chủng trước đó.

Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính,AntiHBc dương tính: Người này đã có miễn dịch nhờ nhiễm HBV trước đó và khỏi bệnh.

Nếu HBsAg âm tính, antiHBs âm tính: Người này chưa có miễn dịch, không nhiễm bệnh, có chỉ định tiêm văcxin.

Tiêm vacxin là một việc làm vô cùng quan trọng, đây là cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B và tránh các nguy cơ bị xơ gan và ung thư gan. Đặc việt với vùng có khả năng lây nhiễm bệnh cao như nước ta, Tất cả mọi người từ người lớn tới trẻ nhỏ nên tiêm phòng căn bệnh nguy hiểm này.

TẠI SAO CẦN XÉT NGHIỆM TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B

Bất cứ ai trong chúng ta cũng nên tiến hành tiêm phòng bệnh viêm gan b và cần chủ động có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả để có thể ngăn chặn tốt nhất những biến chứng mà bệnh có thể gây ra cho gan cũng như sức khoẻ của người bệnh. Khi bị mắc bệnh viêm gan b thì người bệnh cần tiến hành điều trị bệnh theo đúng hướng của các bác sĩ chuyên khoa mới có thể ngăn chặn biến chứng hiệu quả.

Trước khi tiến hành tiêm phòng vaccine viêm gan b chúng ta cần tiến hành kiểm tra bằng các xét nghiệm. Bệnh nhân cần làm xét nghiệm trước khi tiêm phòng bệnh viêm gan B ( đối với người lớn và trẻ nhỏ, vì đã có thể lây nhiễm bệnh), tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì không cần thiết.

Trước khi tiêm phòng viêm gan b cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa. Xét nghiệm tối thiểu trước khi chủng ngừa là HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHbs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa). Chưa có kháng thể và chưa bị nhiễm bệnh viêm gan b thì chúng ta cần tiến hành tiêm phòng để phòng bệnh.

Hiện nay, đa số các trường hợp, người ta áp dụng lịch chủng ngừa viêm gan b như: 0-1-6, có nghĩa là hai mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, còn mũi thứ ba tiêm nhắc lại cách 6 tháng tính từ mũi đầu tiên.

Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt cần kích thích nhanh đáp ứng miễn dịch của cơ thể, nhất là ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm siêu vi B mãn tính, người ta tiêm 4 mũi theo lịch: 0-1-2-12, có nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau 1 tháng để tạo miễn dịch cơ bản, còn mũi thứ tư cách mũi đầu tiên tháng (mũi tiêm nhắc lại).

Trên đây là những xét nghiệm cần làm trước khi tiêm phòng viêm gan B.

>>> Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi , muốn tìm hiểu thông tin sức khỏe , xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng 0985 153 292 hoặc chat trực tiếp trên website Bác sĩ Hà Nội để được các chuyên gia đầu ngành gan mật hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Theo dõi chúng tôi qua mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest, Linkedin, Medium, Tumblr.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài thuốc đông y chữa bệnh xơ gan phổ biến

Những triệu chứng gan nhiễm mỡ có thể bạn chưa biết

Thuốc điều trị gan nhiễm mỡ với quyết tâm của người bệnh